Báo chí

Theo dấu doanh nghiệp Việt “đem chuông đi đánh xứ người”

25/03/2024

VTV.vn – Đẩy mạnh xuất ngoại từ con cá tra đến những chiếc ô tô, doanh nghiệp Việt ngày càng tự tin bước ra thị trường thế giới.

Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư, trong 10 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt gần 424,34 triệu USD.

Bên cạnh đó, số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, tháng 10 vừa qua tiếp tục là sự khởi sắc đáng ghi nhận, khi đây là tháng thứ 4 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mốc từ 30 tỷ USD trở lên/tháng.

Dù chịu ảnh hưởng của sự suy giảm tổng cầu thế giới, tính đến trung tuần tháng 10/2023, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước vẫn đạt xấp xỉ 523 tỷ USD.

Có thể thấy, hàng hóa “Made in Việt Nam” vốn đã có mặt trên thị trường thế giới từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, một số nhóm ngành hàng xuất khẩu giá trị gia tăng chưa cao do xuất thô, làm gia công và quan trọng là thiếu thương hiệu riêng.

Tuy vậy, gần đây, những chiếc xe ô tô mang thương hiệu Việt đã lần đầu lăn bánh trên đường phố Mỹ. Hàng loạt thương hiệu lớn trong nước thuộc các ngành hàng vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ… cũng gặt hái được những thành công nhất định trên thị trường quốc tế.

Những điều này đã tiếp thêm nguồn động lực cho các doanh nghiệp Việt tự tin đưa thương hiệu của mình vươn tầm thế giới. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của Thương mại điện tử toàn cầu cho phép “giấc mơ xuất ngoại” trở nên dễ dàng hơn, không chỉ đối với những doanh nghiệp lớn mà còn cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam với quy mô nhân sự chưa đến 4 người, vẫn có thể xuất khẩu thông qua thương mại điện tử thành công, với doanh thu lên tới 900 ngàn USD/năm.

Anh Hoàng, chủ của một thương hiệu đồ gia dụng, đang bán hàng tại Amazon cho biết: “Tôi từng bị nhiều người xung quanh nói là mơ mộng viển vông khi quyết định bán hàng sang Mỹ, nhưng sau hai năm cố gắng mày mò và phát triển, doanh số đạt được là điều tôi chưa từng dám nghĩ tới”.

Dưới góc độ chuyên gia, nhiều nhà kinh tế nhận định, thương mại điện tử đang là nguồn động lực chính, thúc đẩy xu hướng bán hàng xuyên biên giới của các doanh nghiệp Việt. Tuy vậy, theo thạc sĩ Nguyễn Thế Trung – Tổng giám đốc Công ty cổ phần tư vấn và giáo dục John and Partners, đây không phải là “công thức thành công” cho mọi doanh nghiệp.

“Các doanh nghiệp muốn bán hàng xuyên biên giới qua Thương mại điện tử cần nghiên cứu kỹ về thị trường nước bạn (gọi là local insights), quy định pháp lý, mẫu mã, bao bì phù hợp, logistics, thanh toán quốc tế… và có kế hoạch bán hàng hợp lý. Chỉ có những doanh nghiệp chuẩn bị tốt các yếu tố này mới có thể trụ vững tại thị trường thế giới”, ông Trung nhấn mạnh.

Được biết, hiện nay đã có một vài đơn vị cung cấp giải pháp hỗ trợ bán hàng xuyên biên giới dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Có thể kể đến như TTK Global Ventures với các giải pháp như thực hiện Dịch vụ báo cáo nghiên cứu khả thi dành cho thị trường TMĐT quốc tế (FS), Dịch vụ khởi tạo và vận hành doanh nghiệp bán hàng xuyên biên giới (EBO), hay thậm chí là Dịch vụ môi giới M&A giúp người Việt dễ dàng mua lại gian hàng TMĐT quốc tế để bán hàng xuyên biên giới nhanh và hiệu quả hơn.

Ông Trần Tiến Khải – Tổng giám đốc TTK Global Ventures chia sẻ: “Với việc nhà nước đang không ngừng tăng cường hợp tác kinh tế thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới, thị trường 8 tỷ dân đang rộng cửa cho các doanh nghiệp Việt. Mong muốn của chúng tôi là hỗ trợ tối ưu cho các doanh nghiệp dù là nhỏ nhất, chưa có nhiều tiềm lực, vẫn có thể tận dụng tối đa cơ hội này để vươn tầm quốc tế”.

Theo VTV

Share:

Bài trước

Thời điểm vàng để sở hữu gian hàng trực tuyến Mỹ

Bài kết tiếp

Sống ở Việt Nam, hưởng thu nhập và chính sách Mỹ

Listing nổi bật

Kết Nối Thế Giới
Kinh Doanh

Với sứ mệnh làm cho thương mại điện tử trở nên dễ dàng.

Liên hệ ngay

LISTING MEDIA