Đó là lời khẳng định đầy tự hào của anh Quân khi được mời chia sẻ về Sự kiện “Thương mại điện tử toàn cầu – Đòn bẩy thúc đẩy thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế” do công ty TTK Global Ventures tổ chức.
Với vai trò là chủ của một trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt thành công trên thị trường Thương mại điện tử (TMĐT) Mỹ, anh Quân nói về chặng đường “xuất ngoại” của mình:
“Xưởng may nhỏ của chúng tôi ở Bình Dương nhiều năm trước chỉ sản xuất và gia công theo đơn đặt hàng quốc tế. Nhưng từ đầu năm 2022, nhu cầu hàng hoá giảm xuống, đơn đặt hàng cũng ít hơn. Các đơn vị nước ngoài thậm chí còn muốn giảm giá gia công khiến thu nhập công nhân vừa thấp vừa bấp bênh.
Lúc đó, tôi quyết định: thay vì chỉ gia công cho các thương hiệu quốc tế lớn và nhận mức thù lao rất thấp, chúng tôi sẽ bán hàng trực tiếp ra nước ngoài thông qua thương mại điện tử. Việc tự tạo thương hiệu và tìm ra chiến lược bán hàng tại nước ngoài là điều không hề đơn giản, nhưng tôi không muốn người nước ngoài nghĩ rằng chúng ta chỉ giỏi gia công”.
Từ trước đến nay, Việt Nam vốn nổi tiếng là công xưởng của nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới với giá nhân công rẻ và chính sách nhà nước cởi mở. 50% lượng giày Nike trên toàn thế giới được sản xuất tại Việt Nam. 4 nhà máy tại nước ta mang về doanh thu 71 tỷ USD cho Samsung trong năm 2022.
Gần đây, trên Caixin, một tờ báo kinh tế – tài chính ở Trung Quốc, Việt Nam cũng xuất hiện như một đối trọng bên cạnh Ấn Độ, Mexico trong bài viết “Liệu có ai thay thế được Trung Quốc trong vai trò công xưởng của thế giới?”.
Theo các chuyên gia kinh tế, là công xưởng quốc tế không có gì xấu, nếu doanh nghiệp Việt tận dụng được cơ hội để chuyển mình và tự chủ hơn trong sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu.
Tuy vậy, hiện nay lợi ích thực tế mang lại cho nội lực sản xuất cũng như thu nhập của người Việt Nam là chưa nhiều. Lợi nhuận chính vẫn chảy về tay các doanh nghiệp nước ngoài.
Đó cũng là lý do tại sao chuyện “đem chuông đi đánh xứ người” luôn nằm trong mục tiêu kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Thêm vào đó, sự bùng nổ của TMĐT toàn cầu tạo “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu này hơn.
Theo số liệu từ Amazon, trong vòng 12 tháng tính đến đầu tháng 9/2023, 17 triệu sản phẩm Việt đã được bán ra khắp thế giới thông qua sàn TMĐT Amazon. Số lượng nhà bán lẻ Việt Nam tại sàn này tăng 40% với hàng nghìn doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội kinh doanh toàn cầu.
Hãng nghiên cứu Statista dự báo TMĐT toàn cầu tăng 6,29% trong giai đoạn 2021-2025. Dù vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng tốt cơ hội này để bán hàng quốc tế thành công.
Hiểu biết về pháp lý, luật thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế, logistics, … luôn là những điều doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ trước khi nghĩ tới việc gia nhập vào thị trường thế giới.
Hiện nay, đã có một vài đơn vị uy tín cung cấp giải pháp hỗ trợ bán hàng xuyên biên giới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Điều này có thể rút ngắn quá trình đưa sản phẩm lên TMĐT thành công tại Mỹ, từ 18 – 24 tháng xuống còn 4-6 tháng.
Các giải pháp có thể kể đến như: Dịch vụ báo cáo nghiên cứu khả thi dành cho thị trường TMĐT quốc tế (FS), Dịch vụ khởi tạo và vận hành doanh nghiệp bán hàng xuyên biên giới (EBO), hay thậm chí là Dịch vụ hỗ trợ mua lại các gian hàng TMĐT quốc tế thành công giúp người Việt dễ dàng mua lại gian hàng TMĐT quốc tế mà TTK Global Ventures – một trong những công ty hàng đầu trong ngành – đang cung cấp.
‘Thương mại điện tử toàn cầu – Đòn bẩy thúc đẩy thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế’ là sự kiện đặc biệt do TTK Global Ventures tổ chức vào cuối tháng 11 vừa qua, nhằm kết nối cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có chung mục tiêu bán hàng xuyên biên giới qua TMĐT.
Sự kiện có sự tham dự của các chuyên gia, cố vấn đến từ Amazon, Etsy, các lãnh đạo các doanh nghiệp đã xuất khẩu thông qua TMĐT thành công, cùng đại diện hàng trăm doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
“Tận dụng tốt sức mạnh của TMĐT toàn cầu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hoàn toàn có thể vươn mình ra biển lớn. Chúng tôi hi vọng được đồng hành và hỗ trợ tối ưu cho các doanh nghiệp trên chặng đường khó khăn nhưng rất đáng tự hào này”, ông Trần Tiến Khải – Tổng giám đốc TTK Global Ventures chia sẻ tại sự kiện.
Theo Nongthonviet
Giải mã xu hướng bán hàng xuyên biên giới qua Mỹ
Các xu hướng kinh doanh trực tuyến toàn cầu năm 2024
Listing nổi bật
29/11/2024
Thành Lập Công Ty Tại Mỹ, Tất Tần Tật Về Thủ Tục Thành Lập
Bạn có biết rằng có hơn 32.5 triệu doanh nghiệp đang hoạt động tại Mỹ (theo US Small Business Administration, 2021), trong đó có khoảng 400,000 lượt thành lập công ty tại Mỹ bởi người nước ngoài mỗi năm? Con số này cho thấy Mỹ thực sự là một điểm đến hấp dẫn cho các […]
Đọc thêm22/11/2024
Cập Nhật Luật Thương Mại Điện Tử Mới Nhất Dành Cho Nhà Bán Hàng Online
Bạn có biết? Theo thống kê của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 đạt 20,5 tỷ USD và dự kiến tăng 20% trong năm 2024. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ này, các quy định về Luật Thương mại điện tử (TMĐT) cũng liên tục […]
Đọc thêm15/11/2024
Walmart Là Gì? Tất Tần Tật Về Đế Chế Bán Lẻ Số 1 Thế Giới
Bạn có biết? Cứ mỗi tuần, có khoảng 230 triệu khách hàng ghé thăm hơn 10,500 cửa hàng Walmart trên toàn thế giới. Con số này tương đương với gần 70% dân số Mỹ! Ấn tượng phải không? Trong thế giới bán lẻ hiện đại, Walmart đã trở thành một biểu tượng của sự thành […]
Đọc thêm08/11/2024
PPC trên Amazon: Cách tối ưu hóa từ A-Z cho nhà bán hàng
Trong thế giới thương mại điện tử ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc tối ưu hóa PPC (Pay-Per-Click) trên Amazon đã trở thành một kỹ năng không thể thiếu đối với các nhà bán hàng. Theo thống kê của Marketplace Pulse, hơn 60% sản phẩm bán chạy trên Amazon đều sử dụng chiến dịch […]
Đọc thêm