Nền Tảng Đa Dịch Vụ Tin tức

Amazon Seller Mở Khóa Tiềm Năng Bán Hàng Quốc Tế

19/07/2024

Amazon Seller là gì? Tại sao nhiều doanh nghiệp bắt đầu đưa vào chiến lược kinh doanh quốc tế, hãy cùng TTK Global Ventures tìm hiểu và mở khóa tiềm năng kinh doanh, tiếp cận hàng triệu khách hàng, lựa chọn tài khoản phù hợp với bạn để tối ưu hiệu quả bán hàng.

1. Giới thiệu về Amazon Seller

1.1. Amazon Seller là gì?

Khi bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử quốc tế, bạn sẽ nghe nhiều về Amazon, đây là sàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới với hàng triệu khách hàng truy cập mỗi ngày. Amazon Seller là thuật ngữ chỉ những cá nhân hoặc doanh nghiệp bán hàng trên sàn.
Amazon Seller là gì

Amazon Seller là gì

1.2. Lợi ích khi trở thành Amazon Seller

  • Tính đến thời điểm hiện tại, Amazon là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới, bán hàng trên Amazon sẽ giúp bạn tiếp cận được thị trường rộng lớn với hàng triệu khách hàng tiềm năng, đây cũng chính là số lượng người truy cập nền tảng mỗi ngày.
  • Ngoài lượng khách hàng khổng lồ, Amazon áp dụng kỹ thuật hiện đại, xây dựng hệ thống bán hàng tiện lợi cho cả người bán và người mua, họ tăng doanh số bán hàng và tối đa lợi nhuận chỉ cần vài cú click chuột cho những sản phẩm mình muốn bán, người mua cũng tương tự, chỉ cần vài cú click để tìm kiếm tất cả các mặt hàng mong muốn.
  • Hệ thống logistics hoàn chỉnh và dịch vụ khách hàng chất lượng của Amazon được xếp hạng ở vị trí cao nhất trong số các sàn lớn. Với những seller/doanh nghiệp lần đầu tiên bán hàng ra quốc tế, quy mô nhân sự ít người, đây sẽ là ưu điểm lớn nhất giúp bạn giảm bớt gánh nặng về vận chuyển và chăm sóc khách hàng bằng FBA (Fulfillment by Amazon).
  • So với tất cả các trang web bán hàng khác, Amazon đề ra nhiều chính sách mở tài khoản và quy định vận hành cho người bán, đây cũng chính là lý do tại sao việc bán hàng trên đây sẽ giúp bạn xây dựng uy tín và thương hiệu cực tốt, khách hàng cũng thường tin tưởng lựa chọn Amazon hơn.

1.3. Phân loại tài khoản bán hàng trên Amazon

  • Individual Accounts (Tài khoản Bán hàng cá nhân): Nếu bạn là người mới bắt đầu bán và chỉ bán một vài sản phẩm một tháng, đây là lựa chọn tốt nhất vì tài khoản phù hợp với cá nhân, doanh nghiệp với số lượng sản phẩm bán ra hạn chế. Tài khoản tính phí 0,99 USD cho mỗi sản phẩm được bán.
  • Professional Accounts (Tài khoản Bán hàng chuyên nghiệp): Dành cho doanh nghiệp bán hàng với số lượng lớn, được hưởng nhiều ưu đãi và tính năng nâng cao. Với tài khoản Professional, bạn có thể sử dụng các công cụ quản lý hàng tồn kho, quảng cáo sản phẩm và phân tích dữ liệu để tối ưu hóa kinh doanh. Mức phí 1 USD cho 6 tháng đầu tiên và 39,99 USD cho mỗi tháng tiếp theo (không tính số lượng hàng và sản phẩm bán ra).
  • Dưới đây là bảng so sánh 2 loại tài khoản để bạn dễ dàng lựa chọn:
Phân loại tài khoản bán hàng trên Amazon

Phân loại tài khoản bán hàng trên Amazon

Tùy vào sản phẩm và hình thức vận chuyển sẽ có các loại chi phí liên quan, tuy nhiên, hiện tại gói bán hàng chuyên nghiệp được nhiều seller lựa chọn vì có nhiều lợi ích hơn so với gói cá nhân.

2. Hướng dẫn đăng ký tài khoản Amazon Seller:

Bước 1: Tạo tài khoản Amazon

Trước khi đăng ký, cần chuẩn bị đầy đủ các mục sau:
  • Thông tin cá nhân: Họ và tên, mail, số điện thoại, địa chỉ.
  • Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
  • Thông tin doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, số thuế.
  • Phương thức thanh toán: Thẻ tín dụng quốc tế (thẻ mastercard hoặc thẻ visa)
  • Hóa đơn thanh toán: Điện, nước, internet.
Chuẩn bị thông tin trước khi tạo tài khoản Amazon Seller

Chuẩn bị thông tin trước khi tạo tài khoản Amazon Seller

Để đăng ký tài khoản, hãy truy cập trang web chính thức của Amazon và sau đó chọn mục “Sell” (bán hàng).
Trang chủ Amazon

Trang chủ Amazon

Đối với tài khoản mới, bắt buộc cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và email, trong trường hợp đã có tài khoản, bạn có thể sử dụng tài khoản đó để đăng ký.
Giao diện đăng ký tài khoản Amazon Seller

Giao diện đăng ký tài khoản Amazon Seller

Bước 2: Chọn loại hình thức bán hàng phù hợp.

Ở bước này, seller phải xác định sản phẩm, quy mô và xem xét kỹ lưỡng nhu cầu kinh doanh để lựa chọn hình thức bán hàng phù hợp. Sau khi đã có tài khoản, Amazon Seller sẽ yêu cầu bạn chọn lựa giữa Individual Accounts và Professional Accounts.

Bước 3: Cung cấp thông tin doanh nghiệp và sản phẩm.

Bạn sẽ cần cung cấp tất cả thông tin cần thiết về doanh nghiệp như: tên công ty, địa chỉ, thông tin liên lạc, giấy phép kinh doanh, tài khoản ngân hàng để nhận thanh toán.
amazon seller agreement
seller information
Tiếp theo, ở mục thông tin sản phẩm dự định bán của doanh nghiệp, Amazon yêu cầu mô tả các sản phẩm dự định sẽ bán trên sàn, bao gồm tên sản phẩm, danh mục, giá cả, số lượng,…

Bước 4: Xác minh thông tin và hoàn tất đăng ký.

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, bạn sẽ phải thực hiện xác minh thông tin và hoàn tất đăng ký tài khoản Amazon Seller bằng cách cung cấp tất cả các giấy tờ đã chuẩn bị ở bước 1.
amazon Identify verification
Amazon sẽ thông báo cho bạn sau khi thông tin được xác minh, quá trình xác minh của Amazon Seller thường mất 2 đến 7 ngày.

Trong thời gian chờ thông báo của Amazon, bạn hãy truy cập Seller Central để tìm hiểu về:

  • Quy định lưu kho, cách thức theo dõi đơn hàng, cập nhật danh sách đơn hàng.
  • Chọn mẫu báo cáo kinh doanh phù hợp với mục tiêu kinh doanh
  • Tìm hiểu công cụ đo lường khách hàng để theo dõi hiệu suất bán hàng
  • Theo dõi doanh thu của từng sản phẩm
  • Mục Case Log để liên hệ Bộ phận Hỗ trợ Người bán

Hiện nay, để rút ngắn thời gian sở hữu gian hàng, nhiều seller tìm đến các đơn vị/cá nhân để mua tài khoản. Tuy nhiên, nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Việc mua bán tài khoản Amazon Seller là vi phạm Điều khoản.
  • Có nhiều loại tài khoản trên thị trường: tài khoản đang ra đơn, tài khoản chờ kháng hoặc bị lỗi. Nếu mua ở những đơn vị không uy tín sẽ hưởng đến thương hiệu ở những nền tảng khác.
  • Nếu bị phát hiện, tài khoản có thể bị khoá vĩnh viễn, không thể truy cập, ảnh hướng đến dữ liệu và tiền trong tài khoản.
  • Nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân và tài chính nếu mua ở những người bán không uy tín.
Thay vì bỏ thời gian tìm kiếm và mua những tài khoản không rõ thông tin và tình trạng. Hãy tự tạo tài khoản Seller để đảm bảo quyền sở hữu và kiểm soát, hoặc tìm kiếm đối tác, đơn vị uy tín và chuyên nghiệp để hỗ trợ.
Để tăng khả năng thành công cho doanh nghiệp và rút ngắn thời gian sở hữu gian hàng từ 2-3 năm xuống còn 4-6 tháng, bạn có thể tham khảo Dịch Vụ Trung Gian Hỗ Trợ Mua Gian Hàng Thương Mại Điện Tử Quốc Tế (E-Commerce Business Broker) của TTK Global Ventures.

Share:

Bài trước

Tất Tần Tật Về Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Cho Dự Án TMĐT Quốc Tế

Bài kết tiếp

Flagship Là Gì? Tổng Quan Về Flagship Store Trên Amazon

Listing nổi bật

Kết Nối Thế Giới
Kinh Doanh

Với sứ mệnh làm cho thương mại điện tử trở nên dễ dàng.

Liên hệ ngay

LISTING MEDIA