Nền Tảng Đa Dịch Vụ Tin tức

TMĐT Quốc tế: “Mỏ vàng” hay “Bẫy rập”? doanh nghiệp Việt cần cẩn trọng điều gì?

21/04/2024

Thị trường Thương mại điện tử Quốc tế (TMĐTQT) đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt, mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp vươn tầm thế giới, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng to lớn, TMĐT QT cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng nếu doanh nghiệp muốn thành công. Một trong những yếu tố then chốt dẫn đến thất bại trong TMĐT QT là những sai lầm thường gặp trong quá trình vận hành.
Bài viết này sẽ đi sâu phân tích các sai lầm phổ biến mà nhiều doanh nghiệp mắc phải khi triển khai dự án TMĐT QT, đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục để giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành và gặt hái thành công trong lĩnh vực đầy tiềm năng này.

1. SAI LẦM

1.1. Thiếu hụt kiến thức thị trường

Doanh nghiệp dễ mắc sai lầm do tiếp xúc quá nhiều thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội, kèm theo tham gia tràn lan các hội thảo, nhóm kinh doanh. Hậu quả là doanh nghiệp thiếu sự chuẩn bị, không có đủ thông tin về thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu khách hàng dẫn đến quyết định sai lầm ngay từ đầu. Việc lựa chọn sản phẩm không phù hợp, chiến lược marketing thiếu hiệu quả và không có mục tiêu rõ ràng sẽ dễ khiến doanh nghiệp lạc lối khi thị trường biến động.

Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp nên sử dụng Mô Hình Kinh Doanh (Business Model Canvas) để xác định rõ giá trị sản phẩm, khách hàng tiềm năng, kênh phân phối và mô hình doanh thu.

1.2. Thiếu tầm nhìn dài hạn

Sau khi đạt được những thành quả ban đầu, nhiều doanh nghiệp thường mắc sai lầm khi chìm đắm trong lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững, cộng thêm việc thiếu định hướng rõ ràng về tương lai khiến doanh nghiệp dễ lạc lối khi thị trường biến động, bỏ lỡ cơ hội tiềm năng và ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài.
Xây dựng chiến lược TMĐT QT trung và dài hạn không phải là một nhiệm vụ đơn giản, cần doanh nghiệp thay đổi “cự ly” tầm nhìn của mình, đầu tư vào các báo cáo chuyên sâu và hợp đồng tư vấn để có được bộ chiến lược hoàn chỉnh và hiệu quả.

1.3. Hệ thống vận hành thiếu hiệu quả

Nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm khi tham lam xây dựng hệ thống vận hành “hoành tráng” nhưng thiếu đầu tư vào những tính năng thiết yếu. Hậu quả là lãng phí nguồn lực và thời gian quý báu, hệ thống cồng kềnh, thiếu hiệu quả, không hỗ trợ mà còn cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.

1.4. Đội ngũ nhân sự thiếu chuyên môn

Thiếu kinh nghiệm trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự là một trong những sai lầm phổ biến dẫn đến thất bại trong TMĐT QT. Việc sở hữu đội ngũ nhân viên “non tay”, thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng vận hành TMĐT khiến doanh nghiệp đối mặt với nhiều hệ quả nghiêm trọng.

1.5. Quản lý tài chính sơ sài

Quản lý tài chính thiếu chặt chẽ, thiếu minh bạch dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn, ảnh hưởng đến khả năng vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Đây là một bài học đắt giá mà nhiều doanh nghiệp đã phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt và cả những khoản nợ nần.

1.6. Thiếu kịch bản ứng phó với thị trường biến động

Thị trường TMĐT luôn vận động không ngừng, đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng linh hoạt và có khả năng dự phòng để ứng phó với những thay đổi đột ngột. Việc thiếu kế hoạch dự phòng khiến doanh nghiệp “lúng túng”, bỏ lỡ cơ hội và thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản.

1.7. Chuỗi cung ứng thiếu hiệu quả

Quản lý chuỗi cung ứng kém hiệu quả là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp TMĐT QT phải đối mặt. Hệ quả là tình trạng thiếu hụt hàng hóa, giao hàng chậm trễ và chi phí vận hành cao, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng và uy tín của doanh nghiệp.

1.8. Niềm tin và kiên nhẫn – chìa khóa dẫn đến thành công

Khởi nghiệp trong lĩnh vực TMĐT đòi hỏi sự kiên nhẫn và niềm tin mãnh liệt vào mục tiêu và tinh thần nỗ lực không ngừng nghỉ. Thành công không đến một sớm một chiều, mà là kết quả của quá trình học hỏi không ngừng, trau dồi kiến thức và kỹ năng, cùng khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường.

2. GIẢI PHÁP

2.1. Thiếu kiến thức thị trường:

  • Nghiên cứu thị trường, đối thủ, nhu cầu khách hàng.
  • Hợp tác đối tác bản địa.

2.2. Thiếu tầm nhìn dài hạn:

  • Xác định mục tiêu.
  • Lập kế hoạch phát triển chi tiết.
  • Theo dõi, đánh giá hiệu quả.

2.3. Hệ thống vận hành thiếu hiệu quả:

  • Xác định tính năng cần thiết.
  • Chọn giải pháp công nghệ phù hợp.
  • Triển khai, quản lý bài bản.
  • Cập nhật, nâng cấp thường xuyên.

2.4. Đội ngũ nhân sự thiếu chuyên môn:

  • Tuyển dụng nhân sự phù hợp.
  • Đào tạo, phát triển nhân sự.
  • Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.
  • Động viên, khen thưởng kịp thời.

2.5. Quản lý tài chính sơ sài:

  • Lập kế hoạch tài chính chi tiết.
  • Quản lý chi tiêu hiệu quả.
  • Tìm kiếm nguồn vốn đầu tư phù hợp.

2.6. Thiếu kịch bản ứng phó thị trường biến động:

  • Theo dõi, dự báo xu hướng thị trường.
  • Xây dựng kịch bản ứng phó.
  • Luyện tập, rèn luyện khả năng thích ứng.
  • Giữ tinh thần cởi mở, sẵn sàng học hỏi.

2.7. Chuỗi cung ứng thiếu hiệu quả:

  • Hợp tác nhà cung cấp uy tín.
  • Tối ưu hóa quy trình quản lý.
  • Sử dụng công nghệ theo dõi, quản lý.
  • Đánh giá, điều chỉnh quy trình thường xuyên.

2.8. Thiếu niềm tin và kiên nhẫn:

  • Xây dựng niềm tin vào mục tiêu, khả năng thành công.
  • Kiên trì nỗ lực, không ngừng học hỏi.
  • Thích ứng với những thay đổi thị trường.

KẾT LUẬN

  • TMĐT QT là thị trường đầy tiềm năng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
  • Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược bài bản, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, hệ thống vận hành hiệu quả và khả năng thích ứng với thị trường.
  • Kiên trì, nỗ lực và không ngừng học hỏi là yếu tố then chốt để thành công trong TMĐT QT.
Theo Quách Lê Trương

Share:

Bài trước

Cần chuẩn bị kế hoạch tài chính như thế nào để tham gia Thương mại điện tử Quốc tế?

Bài kết tiếp

Tính toán điểm hòa vốn - hoàn thành kế hoạch tài chính TMĐT Quốc tế

Listing nổi bật

Kết Nối Thế Giới
Kinh Doanh

Với sứ mệnh làm cho thương mại điện tử trở nên dễ dàng.

Liên hệ ngay

LISTING MEDIA